Phát triển Du lịch đường sông tỉnh Thanh Hóa – Nỗi lo an toàn giao thông


Trong những năm gần đây, nhất là Từ đầu năm đến ngày 16-18/04/2016 nhân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ. Người Thanh Hóa nói chung và du khách mọi miền đến với thành phố Thanh Hóa nói riêng đã bắt đầu làm quen và coi việc thưởng thức sản phẩm du lịch ngược xuôi sông Mã và coi đó là một điểm đến cần phải trải nghiệm.

Theo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII. Trong đó nhiệm vụ chủ yếu về phát triển Kinh tế – Xã hội có đưa ra 05 giải pháp thì giải pháp thứ 3 nêu rât rõ là phát triển nhanh và đa dạng các ngành , sản phẩm dịch vụ, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm về du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Việc tổ chức các tuyến du lịch đường sông cũng là một hướng khai thác tiềm năng du lịch sông nước của tỉnh Thanh Hóa và đang được thực hiện theo Quyết định số: 3190/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 về lập Quy hoạch phát triển các điểm , tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Hiện nay việc khai thác du lịch sông nước của tỉnh Thanh Hóa mới chỉ có Công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa với một sản phẩm duy nhất trên sông Mã xuất phát tại bến Hoàng Long (Hàm Rồng) – ngược dòng sông Mã đến Ngã Ba Bông với Đền Cô Bơ nổi tiếng linh thiêng, ngã ba sông nơi một tiếng gà gáy ba huyện cùng nghe. Tất cả các tuyến hành trình đó  được tổ chức trên 02 trên chiếc tàu khách được cải hoán từ những chiếc sà lan cũ (01 chiếc khoảng 40 chỗ; 01 chiếc khoảng 100 chỗ; thuyền chuyển tải khi nước xuống tại Ngã ba Bông khoảng 20 chỗ). 

Tổ chức được tuyến du lịch ngược xuôi sông Mac này là một sự cố gắng đáng khen ngợi của Công ty cổ phần quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa. Nếu bổ sung một số nội dung thì chất lượng sản phẩm du lịch sẽ nâng lên rất nhiều đó là :

– Về tua tuyến cần bổ sung thêm hành trình Hàm Rồng – Cửa Hới  nhằm kết nối Thanh Hóa – Sầm Sơn. Bổ sung các chương trình (Tour) du lịch đường sông 2 – 3 ngày và nghỉ qua đêm trên sông vv…

– Về dịch vụ phục vụ cần bổ sung nhà chờ tại các bến du lịch ( Hiện nay khách lên và xuống chưa có nhà chờ ảnh hưởng đến sức khỏe du khách khi mưa nắng). Bổ sung các quầy bán hàng sản vật đặc trưng của địa phương trên bến và dưới tầu

– Xây dựng một cơ chế ưu đãi để khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư xây dựng các tua tuyến du lịch đường sông ngày một phong phú và nâng cấp chất lượng tầu thuyền trở khách.

Tuy nhiên trong du lịch đường sông có một nội dung không thể xem nhẹ  đó là an toàn giao thông đường thủy. Lâu nay việc này đang bị lãng quên và xem nhẹ. Ngày 8/4/2016 Thủ tướng chính phủ đã có Công điện 610/CĐ-TTg  về đảm bảo An toàn giao thông bao gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; Siết chặt quản lý chất lượng và an toàn giao thông đối với các phương tiện vận tải hành khách; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, nhà ga, cảng hàng không, bến tàu, phà; Tăng cường tuần tra lưu động, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông;Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; kiểm tra, lắp đặt bổ sung biển báo, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông;

Do đó để đảm bảo an toàn tại các tuyến du lịch đường sông, tỉnh Thanh Hóa cần có quy định bắt buộc đối với các hướng dẫn viên là trong thuyết minh hành trình,  trước khi giới thiệu về danh lam, thắng cảnh cần có mươi phút hướng dẫn hành khách các quy định về an toàn giao thông thủy, các thao tác cần chú ý khi lên xuống tầu và lúc sẩy ra sự cố, việc lấy và sử dung phao, áo phao thế nào. Trên bến và dưới tầu cần có các bảng hướng dẫn khi xẩy ra sự cố vv… nhất là phải có các quy chế, quy định cụ thể khi thực hiện du lịch đường sông.

                                                           ThS – KTS – Nguyễn Huy Văn 

 

TIN TỨC KHÁC