Ngày 21/5/2016 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký Quyết định số 1755/QĐ-UBND, Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phân khu số 11, thành phố Thanh Hoá
Chủ trì: KTS Nguyễn Trung Kiên và cộng sự
1. Quyết định số: 1755/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa
2. Phạm vi ranh giới
– Phía Bắc giáp quốc lộ 47 và đại lộ Đông – Tây.
– Phía Nam giáp khu vực Vức, xã Đông Vinh
– Phía Tây, Tây Nam giáp các xã Đông Thịnh, Đông Văn và Đông Xuân.
– Phía Đông giáp xã Quảng Thắng, phường Đông Vệ.
3. Tính chất, chức năng.
– Là khu ở của đô thị, bao gồm: Khu làng xóm hiện hữu cải tạo chỉnh trang và các khu dân cư phát triển mới;
– Là vùng bảo tồn di tích danh thắng và du lịch núi Nhồi gắn với vành đai xanh phía Tây TP. Thanh Hóa;
– Là cửa ngõ phía Tây của thành phố Thanh Hóa ( gắn với nút giao Quốc lộ 47 và đường vành đai phía Tây thành phố.
4. Quy mô dân số và đất đai
Chỉ tiêu về dân số: Dự báo khoảng: 43.420 người.
Trong đó dân số hiện trạng: 24.070 người, dân cư phát triển: 19.350 người
Diện tích lập quy hoạch: Diện tích lập quy hoạch 896,20 ha.
5. Giải pháp tổ chức không gian – kiến trúc:
– Phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên, dựa vào cảnh quan tự nhiên hiện có, bao gồm hệ thống mặt nước, sông hồ.
– Tạo dựng không gian trọng tâm nằm gần như ở chính giữa khu vực lập quy hoạch (khu vực này được chọn vì vị trí cân đối trong tổng thể chung, khai thác được giá trị cảnh quan của núi Nhồi, núi Nấp, núi Thiều, núi Ca & dân cư hiện trạng không nhiều). Trong khu vực này, sẽ thiết lập hệ thống cây xanh, mặt nước, không gian mở xung quanh 4 ngọn núi. Xây dựng thấp tầng và là khu vực có tầng cao xây dựng thấp nhất trong toàn khu vực lập quy hoạch.
– Tạo tuyến liên kết cảnh quan nội khu chạy ôm lấy vùng không gian mở nói trên. Tuyến thưởng ngoạn cảnh quan.
– Tạo tuyến trục liên kết không gian từ phía Nam khu đô thị mới Đông Sơn qua trung tâm phường An Hoạch, đi sát phía Nam khu di tích núi Nhồi rồi kết nối trực tiếp ra đường vành đai phía Tây.
– Tổ chức hệ thống mặt nước cảnh quan, kênh hở dẫn nước, thu nước mặt theo địa hình tự nhiên đưa về dòng sông Nhà Lê.
– Khu vực sinh thái thấp tầng tổ chức gắn kết với các làng xóm hiện có, vành đai xanh, hành lang xanh và các vùng cảnh quan mặt nước tự nhiên. Theo đó các khu vực đô thị sinh thái tập trung tại khu vực Tây Nam của phân khu gắn kết với vành đai xanh và công viên Thanh trì .
– Đối với khu vực làng xóm cũ cải tạo theo hướng tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh hạ tầng xã hội.
6. Quy hoạch giao thông :
a. Giao thông đối ngoại:
* Đường bộ:
– Quốc lộ 47: nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II, đoạn qua phân khu 11 thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 44,0m(Mặt cắt B_B).
– Quốc lộ 47 đoạn cải dịch: vị trí đoạn cải dịch từ UBND xã Đông Tân đi Triệu Sơn, đoạn qua phân phu 11 thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp II với lộ giới 52,0m.
– Quốc lộ 47 đoạn từ Cầu Cao đến ngã ba giao với Quốc lộ 45: nâng cấp cải tạo mới với lộ giới 34,0m.
– Quốc lộ 45: nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II, đoạn qua phân khu 11 thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 44,0m.
– Đường vành đai phía Tây: Quy mô mặt cắt ngang đường được thống nhất cho toàn tuyến gồm 2 luồng xe chính (phục vụ giao thông đối ngoại, Vtk = 80 km/h) và 2 luồng đường gom 2 bên (phục vụ giao thông đối nội, Vtk = 40 -:- 60 km/h), lộ giới 76m.
* Đường sắt:
– Nâng cấp các đoạn tuyến xuống cấp, cầu qua sông Nhà Lê, cải tạo hệ thống thông tin tín hiệu đạt tiêu chuẩn. Xây dựng nút giao khác mức giữa đường sắt với đường bộ qua khu đô thị, đảm bảo an toàn lưu thông.
b. Giao thông đối nội:
– Đường chính đô thị hướng Đông -Tây: Mặt cắt 1-1: lộ giới 42m. Mặt cắt 3-3: lộ giới 30m.
– Đường liên khu vực thị hướng Bắc-Nam: lộ giới 30m.
– Đường liên khu vực: Mặt cắt 4-4: lộ giới 27m. Mặt cắt 5-5: lộ giới 26m.
Mặt cắt 9-9: lộ giới 25m.
– Đường khu vực: nối kết với các đường phố chính, phân chia khung đô thị ra từng lô phát triển, lộ giới 17,5-22,5m. Mặt cắt 7-7: lộ giới 17,5m.Mặt cắt 10-10: lộ giới 22,5m
c. Giao thông công cộng:
-Xây dựng 02 tuyến xe buýt: QL 45-QL47 và đường Vành đai phía Tây-QL 47- trung tâm TP Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hỗ trợ phát triển du lịch, dịch vụ tại khu vực.
– Xây dựng hệ thống điểm dừng đỗ xe buýt dọc tuyến, bán kính phục vụ 500m/1 điểm dừng đỗ. Diện tích xây dựng điểm dừng (có biển báo và nhà chờ) 10m2/điểm.
7. Giải pháp bảo vệ môi trường:
Phát triển đô thị phải tuân thủ quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về bảo vệ môi trường. Giám sát chặt chẽ các loại rác thải, nước thải của các công trình dịch vụ, thương mại và công nghiệp.
Khu vực phát triển Công nghiệp do đã có quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư đang triển khai, cần bố trí hệ thống cây xanh cách ly, mặt nước nhằm giảm thiểu các ô nhiễm do tiếng ồn, khói, bụi từ các tuyến giao thông đến các khu dân dụng của đô thị.
Các khu vực cây xanh, mặt nước trong đô thị được tận dụng triệt để, hình thành các khu vực khuôn viên cây xanh đô thị.
Trước mắt (đến 2017), phải có biện pháp xử lý ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm bụi đá và ô nhiễm môi trường nước đối với các cơ sở sản xuất hiện nay.