Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 – Phân khu số 4 thành phố Thanh Hoá (thuộc địa giới hành chính các xã Hoằng Lý, Hoằng Anh, Hoằng Long, thị trấn Tào Xuyên, thành phố Thanh Hoá và một phần xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa).
Chủ trì: KTS Phạm Vĩnh Dương và cộng sự
1. Quyết định số: 1141/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa
2. Phạm vi ranh giới:
Phạm vi lập quy hoạch phân khu số 4 – thành phố Thanh hóa với , có vị trí:
+ Phía Bắc giáp: xã Hoằng Quỳ, Hoằng Cát.
+ Phía Nam giáp: xã Hoằng Quang.
+ Phía Đông giáp: đường vành đai phía Đông số 3, xã Hoằng Vinh, Hoằng Đồng.
+ Phía Tây giáp: sông Mã.
Bao gồm địa giới hành chính các xã Hoằng Lý, Hoằng Anh, Hoằng Long, phường Tào Xuyên thành phố Thanh Hóa và một phần xã Hoằng Minh, Hoằng Cát, Hoằng Quang, Hoằng Đồng huyện Hoằng Hóa.
3. Tính chất, chức năng:
– Là khu đô thị mới ven sông Mã, gắn với việc cải tạo nâng cấp các khu dân cư hiện có. Hình thành công viên cảnh quan ven sông Mã với điểm nhấn là công viên núi Ngọc.
– Xây dựng khu công nghiệp phía Bắc thành Phố trên cơ sở khu công nghiệp Hoằng Long đã được phê duyệt.
4. Quy mô:
Quy mô dân số quy hoạch khoảng: 42.000 người.
– Dân cư hiện hữu: 18.945 người.
– Dân cư phát triển: 23.055 người (trong đó dân cư trong khu nhà ở xã hội thuộc khu công nghiệp Hoằng Long khoảng 16.000 người).
Quy mô lập quy hoạch khoảng 1432,7 ha
5. Giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc:
* Nguyên tắc bố cục chính như sau:
– Tạo dựng không gian trọng tâm là Núi Ngọc và sông Tào để khai thác cảnh quan sông nước làm lõi xanh cho khu vực. Xây dựng mô hình ở kết hợp dịch vụ thấp tầng, mật độ thưa để tạo khoảng xanh lớn cho toàn khu.
– Tạo tuyến liên kết giao thông cảnh quan chạy xuyên suốt, từ phía Bắc sông Tào xuống phía Nam sông Tào,
– Đối với mỗi khu bố trí tuyến liên kết cảnh quan nội khu:
+ Liên kết không gian khu A với khu B bằng trục giao thông đô thị từ đường vành đai 3 vượt qua đường sắt và QL 1A, kết thúc tại lõi xanh của khu A, tạo điểm nhấn cảnh quan hồ nước, cây xanh và cụm Thương Mại cao tầng.
+ Hình thành tuyến nội khu dịch vụ thương mại, và dân cư đô thị mới ở khu C từ Tây sang Đông, tạo lập bộ mặt đô thị mới cho khu vực xã Hoằng Anh hiện tại.
+ Tạo tuyến liên kết cảnh quan nội khu kết hợp với các tuyến giao thông hiện hữu trong phường Tào Xuyên để tạo nên liên kết sinh thái cây xanh kết hợp kênh hồ trong khu vực.
b. Yêu cầu Cây xanh bóng mát và cảnh quan: Bố trí cụ thể phù hợp với chức năng của từng khu vực. Cần được trồng các loại có tán lá lớn, tuổi thọ cao, ít gẫy đổ. Tăng mật độ trồng cây lâu năm cổ thụ có tán lá đẹp quanh năm tại các vị trí cố định như ven đường, ven sông. Đối với công viên vườn hoa, cần trồng nhiều loại cây trang trí có tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ lớn, có chiều cao và tán lớn. Các bồn hoa bố trí loại cây có thể nở hoa bốn mùa và có chế độ bảo dưỡng thường xuyên .
6. Quy hoạch giao thông:
a/ Giao thông đối ngoại.
* Đường bộ:
* Tuyến đường QL 1A gồm 3 tuyến:
– Đoạn phía Nam sông Tào và 1 phân phía bắc sông Tào ( không có đường sắt kẹp bên) quản lý theo mặt cắt B-B: lộ giới 36,00m, mặt đường rộng 7,5m x 2 bên; phân cách giữa: 3,0, hè mỗi bên 9,0m; chỉ giới xây dựng trùng chỉ giới đường đỏ.
– Đoạn phía Bắc sông Tào quản lý 2 mặt cắt:
+ Lòng đường chính: lộ giới 49,5m, lòng đường 7,0m x 2; đường gom: 10,5m; phân cách giữa 6,0m; hè bên phía dân cư: 4,0m; khoảng cách từ lề đường với đường sắt: 10,0m;
+ Lòng đường chính: lộ giới 43,5m, lòng đường 7,0m x 2; đường gom: 7,5m; phân cách giữa 3,0m; hè bên phía dân cư: 4,0m; khoảng cách từ lề đường với đường sắt: 15,0m;
– Tuyến đường vành đai số 3 gồm 2 tuyến:
+ Lòng đường chính: Lộ giới 91,0m, lòng đường chính: 15,0m x 2 làn, phân cách giữa: 1,0 m, đường gom 2 bên: 10,5m x 2, phân cách (đường gom và đường chính): 12,0m x 2, hè mỗi bên: 7,5m x 2 làn.
+ Lòng đường chính: Lộ giới 94m, lòng đường 15m x 2, phân cách giữa 1,0m, đường gom 10,5m x 2
b, Giao thông đối nội:
* Tuyến trục chính:
+ Đông Tây 1: Là trục kết nối giao thông quan trọng theo hướng Đông Tây của toàn bộ khu vực phía Bắc cầu sông Tào. Quy mô tuyến mặt cắt 1-1 cụ thể như sau: Lòng đường chính: 10,5mx2 = 21,0m; Hè mỗi phía: 6,0×2 = 12,0m; Phân cách giữa: 6,0m; Lộ giới: 39,0m;.
+ Đông Tây 2: Là tuyến đường kết nối tuyến QL10 với đường vành đai số 3 qua phía Bắc KCN Hoằng Long. Quy mô tuyến theo mặt cắt 9-9 cụ thể: Lòng đường chính: 7,5mx2 = 15,0m; Hè mỗi phía: 6,0×2 = 12,0m; Phân cách giữa: 3,0m; Lộ giới: 30,0m;
+ Tuyến đại lộ “Bắc Sông Mã”: Là tuyến trục quan trọng theo hướng Đông Tây, liên kết toàn bộ các khu vực phía Bắc sông Mã và các phân khu số 6, số 18 với Trung tâm thành phố Thanh Hóa thông qua các tuyến quốc lộ 1 (cũ và mới). Quy mô tuyến theo mặt cắt C-C cụ thể: Lộ giới dự kiến: 56.00m; Lòng đường chính: 10.50×2 = 21.00m; Phân cách giữa: 4.00m; Đường gom: 7.50×2=15.00m; Phân cách đường gom – đường chính: 3.00×2 = 6.00m; Hè: 5.00×2 = 10.00m;
+ Tuyến đường đê bắc sông Mã: hiện nay là tuyến đê cấp II kết hợp đường giao thông.Có chức năng vừa là đê sông, vừa là đường đô thị, đường cảnh quan, mặt cắt E-E, cụ thể: Lòng đường : 7,5+10,5 = 18,0m; Hè mỗi phía: 4,0×2 = 8,0m; Taluy giữa 2 cấp đường: 5,0m; Lộ giới: 31,0m
c, Giao thông công cộng:
– Trên cơ sở định hướng giao thông trong QHCXD TP Thanh Hóa, xây dựng 03 tuyến xe buýt:
Tuyến QL 1 – TT thành phố hiện có; tuyến theo hướng vành đai 3, tuyến chạy theo hướng Bắc Nam theo tuyến đường chính đô thị, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, hỗ trợ phát triển du lịch, dịch vụ tại khu vực.
7. Các giải pháp bảo vệ môi trường:
– Xây dựng các hệ thống thoát nước một cách phù hợp và khoa học.
– Đảm bảo nước mưa từ khu vực nghiên cứu quy hoạch không chảy ra đất tại các khu vực xung quanh làm ô nhiễm đất.
– Giám sát chặt chẽ các loại rác thải, nước thải của các công trình dịch vụ, thương mại và công nghiệp.
Khu vực phát triển Công nghiệp do đã có quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư đang triển khai, do đó cần bố trí hệ thống cây xanh cách ly, mặt nước nhằm giảm thiểu các ô nhiễm do tiếng ồn, khói, bụi từ khu công nghiệp Hoàng Long đến các khu dân dụng của đô thị.
Các khu vực cây xanh, mặt nước trong đô thị được tận dụng triệt để, hình thành các khu vực khuôn viên cây xanh đô thị.
Đối với khu vực ven sông Mã và sông Tào cần có những biện pháp tổng hợp về quản lý, quy hoạch và công nghệ để đảm bảo khống chế lũ lụt.
Khai thác nước ngầm theo quy hoạch, hạn chế việc khoan giếng khai thác nước ngầm tự do. Bên cạnh đó, phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào sông Mã, sông Tào và các nguồn thải khác…tránh ô nhiễm cho khu vực hạ nguồn.
Ngoài ra, công tác giáo dục môi trường tại các cấp học, giáo dục môi trường cần được lồng ghép vào các tờ rơi quảng cáo của hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn và vùng lân cận.
MỘT SỐ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH: