Theo các chuyên gia thuộc Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, khu vực đô thị tập trung dân cư mật độ cao, đặt ra yêu cầu riêng về quản lý dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng như quản lý kinh tế khác hẳn với khu vực nông thôn.
Do đó, để tổ chức chính
quyền địa phương theo
mô hình hai cấp, các
chuyên gia đề xuất nên giữ các
thành phố, thị xã thuộc tỉnh và
“thành phố trong thành phố”
và tổ chức lại thành cấp chính
quyền cơ sở.
CẦN TÍNH TỚI YẾU TỐ
ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ
Ngày 18/3, Hội Quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam tổ chức tọa
đàm về sắp xếp tinh gọn tổ chức
bộ máy, với trọng tâm là nghiên
cứu bỏ cấp huyện, tổ chức chính
quyền theo mô hình hai cấp.
Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ
tịch Hội Quy hoạch phát triển đô
thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng
Bộ Xây dựng, sáp nhập tỉnh, bỏ
cấp huyện là vấn đề nhận được
sự quan tâm đặc biệt của người
dân. Qua theo dõi cho thấy, phần
lớn người dân đều ủng hộ chủ
trương này nhằm tinh gọn tổ
chức bộ máy, cũng như mở ra
không gian phát triển mới.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là
khi tổ chức chính quyền theo mô
hình ba cấp: Trung ương, tỉnh,
xã (bỏ cấp huyện) thì các thành
phố, thị xã thuộc tỉnh và “thành
phố trong thành phố” có bỏ không
hay giữ lại để tổ chức thành cấp
chính quyền cơ sở là vấn đề cần
đặt ra?
“Đóng góp của khu vực kinh tế
đô thị vào GDP cả nước hiện nay
là khoảng 75%. Trong khi đó, đô
thị hóa cũng là yêu cầu tất yếu
khách quan, là động lực quan
trọng cho phát triển kinh tế – xã
hội nhanh và bền vững. Chưa kể,
khu vực kinh tế tư nhân cũng
nằm rất lớn trong đô thị. Vậy
sắp xếp thế nào cho phù hợp với
yêu cầu phát triển”, nguyên Thứ
trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc
Chính gợi mở.
Ông Trương Văn Quảng, Phó
Tổng thư ký Hội Quy hoạch
phát triển đô thị Việt Nam cho
rằng, khi tổ chức chính quyền
địa phương theo mô hình hai cấp
cần phải tính đến yếu tố đặc thù,
khác biệt giữa khu vực nông thôn
và đô thị để xem xét cho phù hợp.
“Khu vực đô thị là một hình thái
đặc biệt về tổ chức đời sống dân
cư. Đây là những khu vực có vai
trò quan trọng về kinh tế, tập
trung dân cư mật độ cao, đặt ra
yêu cầu riêng về quản lý dân cư,
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
cũng như quản lý kinh tế khác
hẳn với khu vực nông thôn”, ông
Quảng nói.
CÓ THỂ COI THÀNH PHỐ
THUỘC TỈNH LÀ CẤP CƠ SỞ
Theo thống kê, cả nước có
khoảng trên 90 thành phố, gồm
6 thành phố trực thuộc T.Ư là
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,
TPHCM, Cần Thơ và Huế; 2
thành phố thuộc thành phố trực
thuộc T.Ư là thành phố Thủ Đức
(TPHCM) và Thủy Nguyên (Hải
Phòng) cùng với hơn 80 thành
phố trực thuộc tỉnh. Trong đó,
tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố
trực thuộc, còn các tỉnh Thái
Nguyên, Bình Dương, Đồng Tháp
có 3 thành phố trực thuộc tỉnh.
Đáng chú ý, gần đây, một số
thành phố thuộc tỉnh được nâng
hạng đô thị và thành lập mới như
thành phố Hoa Lư (tỉnh Ninh
Bình), thành phố Rạch Giá (tỉnh
Kiên Giang).
Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị
về quy hoạch, xây dựng, quản lý
và phát triển bền vững đô thị Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 đã xác định mục tiêu
phấn đấu đến năm 2025, cả nước
có khoảng 950-1.000 đô thị, đến
năm 2030 khoảng 1.000-1.200 đô
thị. Đến năm 2025, 100% các đô
thị hiện có và đô thị mới có quy
hoạch tổng thể, quy hoạch phân
khu, chương trình cải tạo, chỉnh
trang, tái thiết và phát triển đô
thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô
thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu
chí phân loại đô thị về cơ sở hạ
tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y
tế, giáo dục, đào tạo và công trình
văn hóa cấp đô thị.
Năm 2030, kinh tế khu vực đô
thị đóng góp vào GDP cả nước
khoảng 85%. Tỷ trọng kinh tế số
trong GRDP của các đô thị trực
thuộc T.Ư đạt bình quân 25-30%
vào năm 2025, 35-40% vào năm
2030. Xây dựng được mạng lưới
đô thị thông minh trung tâm cấp
quốc gia và cấp vùng kết nối quốc
tế và 3-5 đô thị có thương hiệu
được công nhận tầm khu vực và
quốc tế vào năm 2030.
Gợi mở cách tổ chức chính
quyền đô thị mà vẫn đáp ứng
yêu cầu tổ chức chính quyền địa
phương theo mô hình hai cấp,
các chuyên gia cho rằng, nên coi
các thành phố thuộc tỉnh, quận,
thị xã và “thành phố trong thành
phố” là cấp cơ sở còn “phường” chỉ
là cánh tay nối dài tại địa bàn.
Bên cạnh đó, cũng có người đặt
vấn đề, đối với thành phố Thủ
Đức (TPHCM) có nên chia thành
3 phường không hay là chia
thành 3 thành phố để vẫn giữ
nguyên tên gọi thành phố mà vẫn
bảo đảm được là cấp chính quyền
cơ sở? Tuy nhiên, Chủ tịch Hội
Quy hoạch phát triển đô thị Việt
Nam Trần Ngọc Chính cho rằng,
nếu chia thành phố Thủ Đức
thành 3 phường hoặc 3 thành
phố thì lại trở về như trước khi
chưa thành lập. “Theo tôi, nên
tiếp tục giữ các thành phố thuộc
tỉnh và “thành phố trong thành
phố”, bởi đó vừa là địa danh, vừa
là trung tâm cho sự phát triển”,
ông Chính nói.
Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên
đại biểu Quốc hội, nguyên Phó
trưởng Ban biên tập sửa đổi
Hiến pháp khi trao đổi với PV
Tiền Phong cũng cho rằng, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc T.Ư có cơ
sở hạ tầng, mật độ và phân bố
dân cư, cuộc sống, sinh hoạt của
người dân đô thị khác nhiều so
với nông thôn. “Các đô thị này
chủ yếu là các thực thể tự nhiên,
tồn tại khách quan và là nhu cầu
phát triển khách quan, có vị trí,
vai trò là các trung tâm và động
lực phát triển của địa phương,
thậm chí là của vùng và cả nước
nên không thể bỏ được”, ông
Phúc nêu quan điểm.
Sưu tầm: Nguyễn Văn Tùng – Phó viện trưởng Viện QH-KT Thanh Hóa