Công bố mở rộng Quy hoạch chung đô thị ven biển (Diêm Phố) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2046


Sáng ngày 16/5/2024, , UBND huyện Hậu Lộc cùng phối hợp với Viện Quy hoạch Kiến trúc Thanh Hóa đã tổ chức lễ Công bố mở rộng Quy hoạch chung đô thị ven biển (Diêm Phố) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2046, tại hội trường UBND xã Hưng Lộc.

Đến tham dự buổi lễ có các đồng chí Nguyễn Trọng Dưỡng – Uỷ viên ban thường vụ huyện Uỷ – Trưởng ban tuyên giáo, đồng chí Yên Tuấn Hưng PCT UBND huyện, đồng chí Nguyễn Nhật Vũ – Trưởng phòng KTHT huyện, các đồng chí đại diện lãnh đạo UBND các xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc và đại diện cộng đồng dân cư trong phạm vị lập quy hoạch. Về phía đơn vị tư vấn Viện quy hoạch có đồng chí Ngô Ngọc Thực – phó viện trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Đồng – giám đốc trung tâm Quy hoạch 1 cùng với các cán bộ thực hiện đồ án quy hoạch.

Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung đô thị ven biển (Diêm Phố), huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các xã: Ngư Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc và Minh Lộc, có ranh giới cụ thể như sau:

– Phía Bắc: Giáp Sông Lèn, huyện Nga Sơn; 

– Phía Đông: Giáp Vịnh Bắc Bộ; 

– Phía Tây: Giáp các xã Hoa Lộc và xã Phú Lộc;

– Phía Nam: Giáp xã Hải Lộc. 

2. Tính chất, chức năng Là đô thị loại V, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội với chức năng phát triển kinh tế biển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

3. Định hướng phát triển không gian đô thị

– Mô hình phát triển đô thị: Phát triển đô thị ven biển theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di sản, văn hóa lịch sử1. Định hướng phát triển khu trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thể dục thể thao mới tại vị trí trung tâm đô thị, kết hợp với các khu trung tâm đơn vị ở hiện hữu của 4 xã Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, hình thành mô hình phát triển đô thị theo chuỗi điểm, dọc theo trục hành lang kinh tế đường bộ ven biển và đường tỉnh 526, đa dạng hóa các nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tạo động lực hình thành và phát triển đô thị đồng bộ. 

– Hướng phát triển của đô thị: Phát triển dọc theo các trục Bắc – Nam, Đông – Tây trên cơ sở quy hoạch mới các tuyến giao thông và quỹ đất thuận lợi xây dựng, tuân thủ theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hậu Lộc đã được phê duyệt. Hạt nhân phát triển đô thị là khu trung tâm đô thị mới và khu công nghiệp. Lễ hội cầu Ngư làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc) được tổ chức hàng năm, tiêu biểu cho văn hoá biển miền Trung nước ta. Tháng 9/2017, Lễ hội Cầu Ngư được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Đa Lộc, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị ven biển nói riêng và huyện Hậu Lộc nói chung. 

Hình thành 04 đơn vị ở đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo nhu cầu và bán kính phục vụ. 

+ Khu vực cải tạo chỉnh trang: Khu vực dân cư hiện trạng, dọc đường bộ ven biển, đường tỉnh 526, đường trục chính xã, đường đê biển được cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đáp ứng tiêu chí của đô thị.

+ Bố trí khu trung tâm thương mại, dịch vụ tại các khu vực các nút giao thông chính, đẩy mạnh giao thương gắn với các dịch vụ hậu cần một cách đồng bộ. Ưu tiên theo Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, có lợi thế phát triển tại vùng biển và ven biển nhất là các ngành sản phẩm, dịch vụ kinh tế biển có chuỗi giá trị gia tăng lớn, ứng dụng công nghệ cao, đóng góp vào tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái biển, góp phần củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo. 

+ Phát triển du lịch tâm linh gắn với lễ hội văn hóa phi vật thể và các công trình tôn giáo tín ngưỡng. Kết hợp hành lang du lịch biển ở phía Đông, khai thác các tuyến du lịch bến thuyền, tham quan đảo Hòn Nẹ, kết nối với hành lang du lịch Sầm Sơn, Nghi Sơn. Khai thác du lịch làng nghề ở phía Bắc, gắn với các nghề nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản của đô thị ven biển. Khai thác khu vực 250 ha mặt biển để tổ chức lễ hội Cầu Ngư, đua thuyền và các hoạt động vui chơi, giải trí.

+ Bố trí khu công nghiệp Đa Lộc gắn với trục ven biển để tạo thuận lợi về lưu thông hàng hóa và khai thác cơ sở hạ tầng của vùng. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tiểu thủ công nghiệp và chế biến thủy sản…

+ Khu vực sản xuất nông nghiệp: Phát triển khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái tại khu vực phía Tây và phía Nam đô thị.

TIN TỨC KHÁC