Cách mạng công nghiệp 4.0 và vấn đề đặt ra cho Việt Nam

  • 4/4/2017 4:40:32 PM
  • Cập nhật bởi : Lưu Tùng Dương
  • In

1. Lịch sử ra đời của cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4

  • Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc các mạng công nghiệp (CMCN):
    • Cuộc CMCN lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1984 với đột phá về cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước.      
    • CMCN lần thứ hai diễn ra trong giai đoạn 1871 – 1914 thúc đẩy quá trình điện khí hóa với sự xuất hiện của động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt.
    • CMCN lần thứ ba bắt đầu vào năm 1969 dẫn đến sự xuất hiện của kỷ nguyên máy tính và tự động hóa
    • CMCN lần thứ tư gắn chặt với quá trình số hóa nền kinh tế và xã hội.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0”, lần đầu tiên được đưa ra tai hội chợ Cộng nghệ Hannover ở Cộng hòa liên bang Đức năm 2011. Năm 2012, thuật ngữ này được đặt tên cho một chương trình hỗ trợ của chính phủ liên bang Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Từ đó đến nay, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc CMCN lần thứ tư. Ngày 20/01/2016, diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ đã khai mạc với chủ đề “làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
  • Cuộc cách mạng  công nghiệp lần thứ tư ra đời trong bối cảnh:

Một là, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi căn bản mô hình phát triển theo hướng cân bằng hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Các nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh môi trường đòi hỏi các nước đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, tìm ra các giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Hai là, trước sự cạnh tranh gay gắt của các nền kinh tế mới nổi nhờ lợi thế chi phí lao động thấp, các nước công nghiệp phát triển đứng trước sức ép rất lớn phải tái cơ cấu kinh tế để tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt nền kinh tế thế giới, nhất là trong các ngành công nghệ cao

Ba là, do xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động giảm không những làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của các nước công nghiệp phát triển và một nền kinh tế mới nổi, đòi hỏi các nước này đầu tư nhiều hơn vào phát triển khoa học – công nghệ nhằm bù đắp thiếu hụt lao động.

Bốn là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ sinh học, vật liệu mới, lưu trữ năng lượng… vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc tiến hành cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư.

 

2. Những đặc trưng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  • Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể: Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là “Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư” đã bắt đầu từ những năm 2000, đặc trưng bởi sự hợp nhất. không có ranh giối giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối internet (IoS)
  • Quy mô và tốc độ phát triển chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại: Tốc độ phát triển của những đột phá trong các mạng công nghiệp lần thứ tư này là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với cấp độ số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của các mạng công nghiệp  lần thứ tư là theo cấp số nhân nhờ rút ngắn đáng kể thời gian từ khi các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo được phôi thai trong các phòng thí nghiệm cho đến khi thương mại hóa ở quy mô lớn các sản phẩm quy trình mới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu.
  • Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại. Cuộc cách mạng  công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lơn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn hạn đến trung hạn.
  • Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu nhờ đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, vật liệu, internet kết nối vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D… giúp tiết kiệm các yếu tố đầu vào và qua đó giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy.
  • Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc các mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hết sức tích cực. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp ngày đang tạo ra những thách thức liên quan đến chi phí điều chỉnh trong ngắn hạn đến trung hạn do tác động không đều đến các ngành khác nhau. Chính vì vậy mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các đại gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sư gia tăng sức mạnh của các quốc gia chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.
  • Tác động đến môi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong dài hạn nhờ sự phát triển mang tính đột phá của các công nghệ tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, vật liệu và thân thiện với môi trường; giám sát môi trường cũng đang phát triển nhanh dần thay thế các phương thức giám sát môi trường truyền thống.
  • Tác động đến xã hội thông qua kênh việc làm trong trung hạn là điều đáng quan ngại nhất hiên làm khuếch đại lên xu hướng gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu nói chung và tại các nước phát triển nói riêng. Nhóm lao động dễ bị tổn thương nhất là lao động giản đơn, ít kỹ năng rất dễ bị thay thế bởi người máy.      

 

3. Vấn đề cho Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Một mặt nó tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng mang lại nhiều thách thức trong trung hạn và dài hạn, cụ thể là :

Cơ hội:

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới bước vào giai đoạn khởi phát. Đây là cơ hội quý báu cho Việt Nam để tiếp cân với lĩnh vực khoa học công nghệ mới, tiếp cận với những thành tưu cảu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đi tắt đón đầu, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới. Mặt khác, nó tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu hơn, hiệu quả hơn vào kinh tế thế giới.
  • Tạo cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh hơn do: (i) kinh tế thế giới đang bước giai đoạn tăng trưởng chủ yếu vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn. (ii) phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có những mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, vật liệu mới, Internet kết nối vạn vât, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D
  • Tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội từ nhuwgnx người lao động có trình độ thấp chủ yếu gia cộng, lắp ráp sang xuất hiện đông đảo các tầng lớp, giai cấp sáng tạo trong khoa học, công nghệ, văn hóa, y tế, giáo dục…

Thách thức:

  • Trong môi trường kết nối cao về Internet và các trang mạng xã hội, sẽ tạo ra nhiều sức ép đối với trách nhiệm giải trình của Quốc hội, Chính phu và UBND các cấp và thách thức về quản trị nhà nước. Do vậy, cần có sự thay đổi căn bản trong việc xử lý quan hệ với công chúng và quản trị nhà nước.
  • Các nước công nghiệp mới nổi, nhiều nước đang phát triển và các tập đoàn đa quốc gia đều cạnh tranh quyết liệt đang tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư mang lại để giành lợi thế phát triển. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Việt Nam, phần lớn họ chỉ tập trung vào tận dụng nguồn lao động giá rẻ, biến Việt Nam thành xưởng gia công lắp ráp. Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế. Do vậy, nếu không chuyển hóa nguồn lực này thành năng lực nội sinh thì chúng ta ngày càng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.
  • Về lĩnh vực giải quyết việc làm: Do lao động được thay thế bởi tự động hóa, rô bốt thông mình do vậy nó sẽ tác động trực tiếp đến các việc làm của các ngành mà Việt Nam đang có thể mạnh về lao động nhưng kỹ năng thấp như: dệt may, giày dép gia công, lắp ráp. Báo cáo của ILO công bố tháng 7/2016 cho thấy Việt Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép ở nước ta có nguy cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ. Dệt may và giày dép lại là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động, trong đó có nhiều lao động ít kỹ năng, nhiều lao động nữ và một số không còn trẻ. Đây là nhóm người dễ dàng tìm được việc làm thay thế trong khu vực chính thức, dẫn đến một quá trình điểu chỉnh rất khó khăn và có thể làm đảo ngược quá trình chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp, cản trở quá trình tăng tỷ trọng của khu vực chính thức trong nền kinh tế. Mặt khác, trong xu thế phát của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn nhiều hạn chế, đây cũng là một thách thức không nhỏ để nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô doanh nghiệp ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phất điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước

 

4. Một số kiến nghị

Để tận dụng được những cơ hội và đối phó với những thách thức từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư cần có những giải pháp sau

Thứ nhất, cần tăng cường nâng cao nhận thức cũng như đẩy mạnh tuyên truyền về nhuwgnx cơ hội và thách thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lãnh đạo cấp cao, các cơ quan hoạch định chính sách cũng như khu vực doanh nghiệp (nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có khả năng chịu nhiều tác động), khu vực tài chính – ngân hàng, đặc biệt là giới trẻ để có những chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp để tận dụng tối đa những cơ hội do cuộc cách mạng này đem lại. Mặt khác, sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoẳn nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Thứ hai, triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp đã đề ra tại nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ ba, thực hiện đổi mới chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, nhằm mục đích phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tăng tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu; tăng cường gắn kết chặt chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI, đặc biệt là có biện phát hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và một số doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng và phát triển của công nghệ, nhất là công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy một hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, khu vực doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sực phát triển của một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Thứ tư, thực hiện cải cách mạng hệ thống giáo dục, đào tạo theo hướng: (i) hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành khoa học và công nghệ (STEM) bằng các thể chế và chính sách hiệu quả; tăng cường quảng bá để nâng cao nhận thức lớp trẻ, hướng sinh vào các ngành STEM từ nhỏ, bắt đầu từ cấp mẫu giáo bằng các phương thức giảng dạy phuc hợp như câu lạc bộ robots; (ii) Học tập nước tiên tiến trong việc đưa lập trình vào chương trình học từ những lớp dưới; (iii) khuyến khích tinh thần học tập suốt đời, học tập liên tục trên cơ sở tận dụng những công nghệ học tập mới dựa trên Internet (iv) Thay đổi căn bản cách học tập và giảng tiếng Anh ở nhà trường với những chỉ tiêu giám sát kết quả cụ thể (v) Có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục đào tạo gắn kết với thực hành để thu hẹp khoảng cách kỹ năng của sinh viên mới ra trường, qua đó giúp họ rút ngắn thời gian tìm việc phuc hợp với chuyên môn và các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và giảm chi phí tuyển dụng

Thứ năm, đẩy mạng phong trào khởi nghiệp, phong trào đổi mới sáng tạo ở các cấp và các ngành. Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập đón nhận cách mạng công nghiệp thứ tư cho doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng (Tạp chí báo cáo viên 3/2017)

  • http://tuoitre.vn/                                                                                                                                    http://www.nhandan.com.vn/